Với đặc trưng khí hậu miền Nam thì cái nắng oi bức sẽ là một đối thủ đeo theo bạn dai dẳng.. Đối với những ngôi nhà sử dụng mái tôn lại là một cực hình với những người sống tại đó. Việc trần nhà bị nóng và hấp thụ nhiệt lượng quá cao sẽ dẫn đến không gian và nhiệt độ bên trong cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Vì vậy những công trình làm bằng mái tôn cần có phương pháp làm mát. Và việc sử dụng sơn chống nóng cho mái tôn là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng. Cách làm này như thế nào và có tác dụng hiệu quả ra sao? Hãy cùng KOVA tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Sơn chống nóng là loại sơn có cấu tạo bao gồm lớp sơn lỏng, lớp màu, lớp keo dính và một lớp chất tạo màng có khả năng cách nhiệt. Nhờ vậy mà sơn chống nóng có khả năng hạ nhiệt độ ở phần bề mặt các công trình. Nó thường được dùng tại những phần bề mặt có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Như ở mái tôn, mái ngói, bề mặt sân thượng, mặt tường hay bồn chứa bằng kim loại.
Ngoài các đặc tính của sơn thông thường, sơn chống nóng còn có khả năng kháng nước sơn, kháng kiềm, khả năng chịu nhiệt tốt và đặc biệt có thể chống tiếng ồn. Đồng thời giúp làm đẹp, bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho các công trình xây dựng.
Theo như lời quảng cáo của những hãng sơn chống nóng thì sơn chống nóng có thể giảm từ 13 đến 26 độ C cho một công trình. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả thực tế của loại sơn này lại phụ thuộc phần lớn vào độ dày của lớp sơn và đặc điểm của bề mặt. Trường hợp bề mặt sơn càng thấp, lớp sơn càng dày thì hiệu quả chống nóng và cách nhiệt thực tế sẽ càng cao và ngược lại.
Sơn cách nhiệt chống nắng Kova là loại sơn hệ nước gồm một thành phần, gồm từ 2 đến 3 lớp. Nó được chế tạo từ hợp chất tạo màng có khả năng làm giảm sự dẫn truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng. Từ đó làm giảm nhiệt độ trên bề mặt xi măng, bê tông, nhựa đường, mái tôn, mái ngói,…
>>> Xem thêm hiệu quả làm mát nhà từ sơn chống nóng KOVA CN-05
Với trường hợp thi công là mái tôn, cần phải đảm bảo mái khô tuyệt đối và phải sơn lót trước một lớp sơn chống gỉ để tăng khả năng bám dính và hạn chế quá trình gỉ sét của mái sau khi sơn.
Sơn dễ bị đặc trong điều kiện thời tiết hanh khô và cần phải pha thêm 5% nước sạch trước khi sử dụng.
Bạn đang chuẩn bị chọn sơn chống nóng cho mái tôn Kova làm bạn đồng hành trong hành trình này? Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy để Kova giúp bạn tìm hiểu và hỗ trợ tư vấn từ a đến z cho bạn nhé! Xem thêm tính năng vượt trội của dòng sơn Kova tại đây!
Xây dựng nhà xưởng thân thiện với môi trường là xu hướng được nhiều doanh…
Tọa lạc tại vị trí đất vàng Quận 2, khu dân cư này đang…
Ngoài các dự án Senturia Nam Sài Gòn, Senturia Central Point, còn một dự án…
Trong hai năm qua, điều giới đầu tư bất động sản không khỏi bất ngờ…
Nhu cầu sở hữu và sử dụng ô tô của khách hàng ngày càng nhiều,…
Khám phá cách chọn vật liệu xây nhà kho phù hợp, tiết kiệm chi phí…