Sơn chống nóng đã không còn xa lạ gì đối với nhiều người hiện nay và có thể nói nó đã trở nên phổ biến, được mọi người tin dùng vì những công dụng tuyệt vời mà loại sơn này đem lại cho cả ngôi nhà, công trình xây dựng mà hơn hết là con người.
Sơn chống nóng được phủ lên các bề mặt như mái tôn, tường nhà nhằm giảm thiểu tối đa sự hấp thụ nhiệt độ từ môi trường bên ngoài tác động vào. Để lớp sơn phát huy được hết công dụng của nó thì đầu tiên chúng ta cần nắm vững quy trình thi công sơn chống nóng để đạt hiệu quả cao.
Sơn chống nóng là loại sơn phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sơn chống nóng
Các bề mặt áp dụng: mái tôn, tường nhà, mái nhà,…
Chuẩn bị
- Kiểm tra điều kiện công trình của bạn xem có đạt tiêu chuẩn không
- Đảm bảo các thiết bị bảo hộ an toàn lao động như nón bảo hộ, găng tay, dây treo,…
- Kiểm tra nhiệt độ bề mặt bằng máy trong khoảng thời gian từ 11-14h
Tiến hành thi công
Xử lý bề mặt cần thi công
- Yêu cầu bề mặt thi công phải sạch sẽ, không bám bụi, dầu mỡ hay bất cứ tạp chất nào
- Đối với bề mặt đã có lớp sơn cũ thì chúng ta cần dùng giấy nhám làm sạch sẽ lớp sơn cũ trước khi thi công
- Đối với bề mặt bị nứt, rỉ sét thì cần phải trám lại cho hoàn hảo trước khi thi công.
Xử lý kỹ các bề mặt trước khi tiến hành thi công sơn chống nóng
Bề mặt tường cần được xử lý
Vệ sinh bề mặt đã xử lý ở trên
Sau khi đã xử lý tất cả bề mặt bằng phẳng, chúng ta dùng máy phun nước để làm sạch các bề mặt bị bẩn
Thi công lớp sơn lót
- Đối với từng bề mặt chúng ta sẽ có các cách thi công sơn lót khác nhau
- Đối với mái tôn: dùng máy phun sơn sơn 1 lớp chống rỉ chuyên dụng lên mái tôn
- Đối với tường bê tông: dùng máy phun sơn hoặc rulo sơn sơn 1 lớp sơn lót gốc nước giúp tăng độ kết dính cho tường.
Sơn phủ lớp 1
Đợi sau khi lớp sơn lót này đã khô chúng ta tiến hành sơn phủ lớp 1 bằng cách dùng máy phun sơn hoặc rulo sơn 1 lớp phủ vừa đủ độ dày, vừa phủ đều màu lên bề mặt.
Một lưu ý nho nhỏ là chúng ta nên chú ý đến tiêu chuẩn của Nhà sản xuất đã hướng dẫn để pha sơn theo đúng yêu cầu. Thời điểm sơn tuyệt vời nhất chính là vào thời tiết mát mẻ, không có mưa.
Chỉnh sửa sơn phủ lớp 1
Chúng ta nên kiểm tra độ dày, mức độ khô của sơn lớp 1 để xem có đạt đủ tiêu chuẩn hay chưa.
Xử lý các vấn đề như bong bóng nước trên lớp sơn, tình trạng bong tróc và dặm lại sơn ở các khu vực có bề mặt chưa đều màu.
Sơn phủ lớp 2
Trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng sau khi sơn phủ lớp 1 đạt độ khô nhất định, chúng ta tiếp tục sơn phủ thêm lớp thứ 2 để đạt được độ dày theo yêu cầu
Kiểm tra và bàn giao
Chỉnh sửa lần nữa các vị trí chưa đạt yêu cầu và kiểm tra lại nhiệt độ bề mặt bằng máy
Bảo hành
Bảo hành theo thời gian các lỗi kỹ thuật cho từng công trình theo thỏa thuận
>>> Cách thi công sơn chống nóng chuyên nghiệp, tiết kiệm
Một số lưu ý quan trọng trong suốt quá trình thi công sơn chống nóng
Sơn phải được khuấy đều trước khi sử dụng và phải được bảo quản với các tiêu chuẩn cho phép. Đặt sơn tại các nơi khô ráo, thoáng mát, nguyên kiện để tránh làm hư hỏng đến chất lượng của sơn.
Bên cạnh đó, nên thi công vào những lúc có nhiệt độ tốt như sáng hay chiều, nhiệt độ không được quá 35 độ C.
Bảo quản sơn cẩn thận để đạt được hiệu quả
Sơn chống nóng Kova CN-05
Kova hiện đang là thương hiệu sơn chống nóng được nhiều khách hàng tin dùng nhất vì những ưu điểm vượt trội mà loại sơn này đem lại. Được sản xuất với cấu trúc đặc biệt có trong thành phần chính giúp giảm tối đa nhiệt độ tác động từ môi trường bên ngoài đến căn nhà của bạn, làm cho ngôi nhà của bạn luôn trong trạng thái mát mẻ, thông thoáng hơn.
Thêm vào đó, sơn chống nóng Kova CN-05 rất dễ dàng để sử dụng, hoàn toàn không có thành phần gây độc hại đến sức khỏe người sử dụng, do đó bạn sẽ rất yêu tâm khi sử dụng loại sơn này đấy.
Sơn chống nóng Kova được ưa chuộng
Tổng kết
Thông qua bài viết hữu ích dưới đây, chắc hẳn bạn đã biết cách thi công sơn chống nóng như thế nào để đạt được hiệu quả cao rồi đúng không nào? Chúc các bạn thành công!
>> Tìm hiểu thêm: Mẹo thi công sơn chống nóng tường nhà đơn giản và tiết kiệm